Phương pháp SMART là gì?
SMART là từ viết tắt cho khuôn khổ tạo mục tiêu hiệu quả. Nó là cụm từ viết tắt của 5 tính chất mà một mục tiêu phải có: tính cụ thể (specific), tính toán được (measurable), có khả năng thực hiện (achievable), tính thực tế (realistic), và yếu tố thời gian (time-related). Phương pháp SMART sẽ giúp bạn “hô biến” những mục tiêu khó nhằn trở nên dễ dàng chinh phục, đặc biệt là mục tiêu học Tiếng Anh.
Cách học Tiếng Anh với Phương pháp SMART
Để áp dụng phương pháp SMART (specific, measurable, aachievable, realistic, time-related) vào việc đặt mục tiêu khi học Tiếng Anh, bạn có thể áp dụng 5 bước như sau:
1. Specific – cụ thể:
Đặt ra mục tiêu học Tiếng Anh cụ thể và rõ ràng, đảm bảo rằng bạn hiểu rõ mục tiêu mình muốn đạt được. Tránh đặt ra mục tiêu mơ hồ như: “Tôi sẽ thật thành thạo Tiếng Anh!”. Mà hãy khẳng định rằng: “Tôi muốn diễn đạt trôi chảy phần giới thiệu bản thân”. Mục tiêu sau cùng càng rõ ràng, việc học sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Specific (cụ thể) nghĩa là các mục tiêu của người học đặt ra cần phải cụ thể. Người học thường mắc các lỗi đặt mục tiêu như: “Tôi muốn nói trôi chảy tiếng Anh như người bản xứ” – đây là một mục tiêu quá bao quát và khó xác định được cụ thể lượng từ vựng và kiến thức cần có để nói trôi chảy như người bản xứ.
Thay vào đó, người học nên đặt ra mục tiêu có trường từ vựng rõ ràng hơn như thế này: “Tôi muốn diễn đạt chảy các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày”.
Khi đặt mục tiêu, người học cần tự hỏi đích đến sau cùng của việc nói tiếng Anh trôi chảy là gì, bằng các câu hỏi như: Học tiếng Anh phục vụ cho việc gì? Bản thân người học muốn nói về vấn đề, chủ đề gì?
Giả sử mục tiêu của bạn chính là học tiếng Anh cho chuyến đi du lịch Mỹ vào tháng sau. Để chuyến đi thành công, bạn cần vốn tiếng Anh vừa đủ để giao tiếp; nếu mục tiêu của bạn là để giao tiếp khi đi du lịch, trong trường hợp này mục tiêu vẫn chưa đủ cụ thể để có thể thực hiện trong thời gian cho phép.
Thay vào đó, bạn cần lên kế hoạch rõ ràng các nơi sẽ tham quan và các việc sẽ làm ở Mỹ, như : check in khách sạn, tham quan bảo tàng, mua quà lưu niệm hay gọi đồ ăn ở nhà hàng; sau đó, việc bạn sẽ làm chính là học các câu tiếng Anh có thể sử dụng tại các điểm dừng chân trong chuyến đi của bạn như
“Tôi muốn gọi món này, tôi có thể chụp hình tại nơi này được không, hay khách sạn của anh có phục vụ đồ ăn sáng không?”; bên cạnh đó, bạn cũng chỉ cần học tên gọi của các địa điểm và món ăn quen thuộc tại Mỹ – nơi du lịch của bạn.
Có thể thấy được, mục tiêu sau cùng càng rõ ràng, việc học sẽ trở nên hiệu quả về mặt thời gian hơn rất nhiều.
2. Measurable – đo lường:
Measurable (có thể đo lường được) – người học cần có một thước đo sự tiến bộ hoặc 1 danh sách các tiêu chí cần đạt được trong 1 khoảng thời gian nhất định để theo dõi được quá trình cũng như kết quả học tập của chính mình.
Người học nên đặt những mục tiêu có các tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ hay tiến độ của bản thân như: “Để nói tiếng Anh trôi chảy, tôi sẽ bắt đầu bằng việc học bảng ngữ âm IPA – mỗi tuần tôi sẽ tự kiểm tra bằng cách viết phiên âm và ghi âm phát âm của mình và nhờ sự chỉnh sửa của Google để chỉ ra các lỗi sai.”
Định ra tiêu chí để đo lường mức độ thành công của mục tiêu, bạn cần có một thước đo sự tiến bộ hoặc 1 danh sách các tiêu chí cần đạt được trong 1 khoảng thời gian nhất định để theo dõi được quá trình cũng như kết quả học tập của chính mình. Bạn có thể viết ra 1 danh sách các nội dung cần học và đánh dấu tick (√) vào mỗi việc hoàn thành trên danh sách.
3. Achievable – có thể đạt được:
Achievable (có thể đạt được) – Mỗi một mục tiêu đưa ra đều phải đảm bảo rằng các mục tiêu ấy đều nằm trong tầm khả năng của người học.
Các mục tiêu nên được chia nhỏ ra trong 1 khoảng thời gian hợp lý. Vì mỗi khi hoàn thành một việc nhỏ trong danh sách, bạn sẽ cảm thấy có động lực và mỗi lúc một gần hơn tới mục tiêu của mình.
Giả sử một bạn học sinh đang ôn tập cho kì thi tiếng Anh cuối học kì, bạn có thể lên danh sách cụ thể và có thể hoàn thành như sau: Ngày đầu tiên ôn tập Unit 1 – sáng làm bài tập ngữ pháp, chiều ôn từ vựng và tối làm bài tập đọc.
Tương tự với các ngày còn lại trong thời gian ôn tập. Như vậy, bạn học sinh có thể vừa theo dõi nội dung nào đã và chưa ôn tập để đảm bảo việc ôn thi diễn ra đúng tiến độ, vừa tự tạo động lực đạt điểm cao trong kì thi mỗi khi hoàn thành ôn tập 1 unit.
4. Realistic – thực tế:
Mỗi một mục tiêu, dù lý tưởng đến đâu, đều phải cân nhắc các yếu tố như tình hình thực tế, tính cách và năng lực của mỗi người. Mục tiêu của một người không nhất thiết phải cố định xuyên suốt 1 thời gian dài. Bạn có thể đặt ra một hướng tiếp cận hoàn toàn khác cho mục tiêu tiếp theo.
Việc người học nản lòng trong quá trình học tập một ngôn ngữ mới là chuyện không thể tránh khỏi, vậy nên các mục tiêu không nên được lý tưởng hóa mà nên cân bằng giữa đích đến cuối cùng, thời gian thực hiện và khả năng thành công của bản thân. Không có mục tiêu nào là đúng hay sai, điều quan trong là các mục tiêu cần phải thực tế và trong tầm với của người đặt ra.
Ví dụ : Nếu người học chỉ mới bắt đầu học tiếng Anh được 1 tháng, mỗi ngày dành 2 tiếng cho việc học, mục tiêu trong 1 tháng tiếp theo có thể giao tiếp trôi chảy với một người bản xử trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày là một mục tiêu hoàn toàn thiếu cơ sở thực tế; người học cần cân nhắc các yếu tố cụ thể như thời gian đang dành cho việc học tiếng Anh, môi trường đang sinh sống và làm việc cũng như khả năng tiếp thu nhanh hay chậm để đưa ra một mục tiêu phù hợp với người học hơn.
Bên cạnh đó, mục tiêu của một người không nhất thiết phải cố định xuyên suốt 1 thời gian dài; Với mỗi một mục tiêu hoàn thành, người học luôn có thể đặt ra một hướng tiếp cận hoàn toàn khác cho mục tiêu tiếp theo.
5. Time-related – yếu tố thời gian:
Việc đặt mục tiêu với giới hạn thời gian cuối cùng (deadline) sẽ giúp người học thúc đẩy bản thân nhiều hơn, tối đa hóa thời gian và tăng hiệu quả việc học hơn.
Người học có thể đặt các mục tiêu như “ Trong vòng 1 tuần, tôi phải nhớ và sử dụng thành thạo các câu giao tiếp sử dụng trong bối cảnh nhà hàng-khách sạn” hoặc “ Trong hôm nay, tôi phải hoàn thành ôn tập Unit 1”.
Tóm Lại
Việc có một mục tiêu sẽ giúp người học cải thiện việc học tiếng Anh nhanh và hiệu quả hơn và phương pháp S.M.A.R.T chính là một trong những phương pháp đặt mục tiêu khoa học và dễ ứng dụng nhất cho bất kì người học nào.
Người học có thể có cùng lúc nhiều mục tiêu lớn, nhỏ và đồng thời có thể đo lường sự tiến bộ của mình bằng cách hoàn thành từng mục tiêu nhỏ ở từng thời điểm. Học tiếng Anh là một quá trình lâu dài, việc có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp người học có động lực hơn và cảm thấy việc học tiếng Anh tuy không dễ dàng nhưng có thể đạt được đích đến mình mong muốn.
Trung tâm Ngoại ngữ New Windows Cần Thơ với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong việc giảng dạy đa ngôn ngữ.
Chương trình học tại New Windows không chỉ giúp học viên nắm vững kiến thức cần thiết để đạt được trình độ tiếng Anh đủ để lấy được những chứng chỉ TOEIC, IELTS mà còn cung cấp các bài kiểm tra mô phỏng giúp học viên rèn luyện kỹ năng thi.
Hotline: 02926 55 00 66
Website: https://newwindows.edu.vn/
Fanpage: Trung Tâm Ngoại Ngữ New Windows
để cập nhật những thông tin mới nhất về khóa học tại New Windows nhé!